Bà Bầu Bị Đau Mắt Đỏ Có Nguy Hiểm Không ?

Bệnh đau mắt đỏ là một bệnh khá phổ biến, là một bệnh dễ lây từ người này sang người khác. Ngay cả đối với người bình thường, người già, trẻ nhỏ đều có thể bị đau mắt đỏ, bà bầu cũng có thể bị lây. Tuy nhiên, việc bà bầu bị đau mắt đỏ cần điều trị cẩn thận hơn. 

More...

Bà Bầu Bị Đau Mắt Đỏ Có Nguy Hiểm Không

Biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ

Thông thường, ở giai đoạn đầu của bệnh, bà bầu sẽ không cảm nhận được mình đang bị đau mắt đỏ. Khi bệnh nặng hơn, bà bầu bắt đầu thấy mắt có nhiều gỉ, mắt nhậm nhèm, cộm, cảm giác có vật thể lạ trong mắt hoặc thường thấy vướng, khó chịu ở mắt, mắt vần đỏ ngầu, người bệnh mẫn cảm với ánh sáng.

Một thông tin đáng mừng là bệnh này thường ít ảnh hưởng đến thai nhi. Việc cần lưu tâm là những loại thuốc bầu sử dụng và liệu có tác dụng ngoài ý muốn hay không. Vì vậy nếu bà bầu bị đau mắt đỏ cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định và cách điều trị của bác sỹ. 

Bà bầu bị đau mắt đỏ dùng thuốc gì ?

  • Bà bầu nên đi khám để từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả. Nhiều bà bầu lo ngại việc phải đến viện, nên thường nghe một số người mách hoặc chỉ cách chữa đau mắt đỏ bằng lá cây, sữa mẹ… hậu quả để lại khá nặng nề như bị viêm có mủ, nhiễm trùng, có ký sinh trùng hay gây hỏng mắt....
  • Thông thường bà bầu bị bệnh đau mắt đỏ sẽ dược yêu cầu sử dụng thuốc tra mắt thay cho việc uống các loại thuốc kháng sinh, các bác sỹ sẽ có hướng dẫn cụ thể với từng loại thuốc kê đơn.
  • Bà bầu nên thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng về liều lượng và cách dùng ghi trên bao bì, không nên sốt sắng, nóng vội dùng quá liều với mong muốn nhanh khỏi bệnh và thực hiện việc khám lại theo lịch để chắc chắn rằng bệnh đã khỏi hoàn toàn và không có biến chứng.
  • Trong một số trường hợp nếu sử dụng thuốc có những biểu hiện khác lạ, hoặc tình trạng bệnh nặng hơn, không biến chuyển, bà bầu nên trao đổi với bác sỹ hoặc đi khám ngay để được điều trị kịp thời.
Bà Bầu Bị Đau Mắt Đỏ Có Nguy Hiểm Không

Bà bầu bị đau mắt đỏ nên làm gì ?

  • Bà bầu nên giữ cho môi trường sống sạch sẽ, không ô nhiễm, không ẩm mốc, bụi bặm.
  • Thường xuyên đeo kính râm, đeo khẩu trang và đội mũ khi đi ngoài đường.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nơi có người bị nhiễm bệnh.
  • Ngủ đủ giấc, luôn vệ sinh mắt sạch sẽ bằng cách sử dụng nước nhỏ mắt 9% hoặc một số loại nước nhỏ mắt có tác dụng này.
  • Khi bà bầu bị đau mắt đỏ không nên đi bơi vì nguồn nước không đảm bảo có thể lây bệnh cho người khác hoặc làm tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Trong gia đình nếu có người bị đau mắt đỏ, bà bầu tuyệt đối không sử dụng chung khăn rửa mặt hoặc các dụng cụ vệ sinh cá nhân để hạn chế việc bị lây nhiễm.
  • Nên ăn uống đủ chất, đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong giai đoạn này.
Bà Bầu Bị Đau Mắt Đỏ Có Nguy Hiểm Không

Bà bầu bị đau mắt đỏ kiêng ăn gì ?

Ngoài việc sử dụng thuốc tra mắt, bà bầu nên biết một số thực phẩm không nên ăn để bệnh nhanh khỏi:

  • Các loại cá, hải sản có vị tanh: Mùi hay vị tanh sẽ khiến cho cảm giác sưng, cộm mắt nhiều hơn, khiến bà bầu khó chịu hơn. Vì vậy, bà bầu nên hạn chế ăn những món này trong thời gian bị đau mắt đỏ.
  • Rượu, bia, café: Đây là những chất kích thích hầu như được khuyến cáo không nên dùng đối với bà bầu, nhất là khi bị đau mắt đỏ vì làm tình trạng điều tiết mắt cao hơn khiến mắt mỏi và lâu khỏi bệnh.
  • Các gia vị nóng như hạt tiêu, tỏi, ớt: Sẽ khiến cho bà bầu nóng bức, bức bối, khó chịu, tình trạng mắt bị nóng và đỏ sẽ tăng.

Bà bầu bị đau mắt đỏ nên ăn gì ?

  • Nên ăn nhiều rau xanh: Ăn rau bà bầu sẽ được bổ sung các loại vitamin A, nhóm B, C… và các chất dinh dưỡng giúp bà bầu tăng sức đề kháng và giúp tăng thị lực.
  • Nên ăn nhiều hoa quả: Để bổ sung vitamin, ngoài việc ăn rau, bà bầu có thể bổ sung thêm trái cây, các loại nước ép, sinh tố để tăng khẩu vị.
  • Nên ăn nhiều thực phẩm tốt cho mắt như cà rốt, quả ớt chuông, đu đủ, ăn thịt, trứng.

Các bác sỹ đã cho biết việc bà bầu bị đau mắt đỏ không phải là một bệnh quá nghiêm trọng. Vì vậy, bà bầu nên tập trung ăn uống, vệ sinh sạch sẽ để bệnh nhanh khỏi và tinh thần được thoải mái, tránh tâm lý căng thẳng, lo lắng ảnh hưởng đến bản thân và thai nhi !