Bà Bầu Bị Dị Ứng Thức Ăn Phải Làm Sao ? Có Nguy Hiểm Không ?

Một số phụ nữ trong thai kỳ thường có cảm giác buồn nôn, chóng mặt, bị đi ngoài, nổi mẩn ngứa trên da… sau khi ăn xong, vậy đây có phải là triệu chứng của việc bà bầu bị dị ứng thức ăn hay không, cùng tìm hiểu một vài thông tin sau

More...

Những dấu hiệu cho thấy bà bầu bị dị ứng thức ăn

Thông thường, sau khi ăn xong hoặc sau một vài giờ sau khi ăn xong, bà bầu bắt đầu có cảm giác buồn nôn, hoa mắt, đau đầu, chóng mặt hay bị đi ngoài. Một số chị em bị ngứa, nổi mẩn trên da thành những mảng lớn hoặc nổi các mụn li ti gây ngứa ngáy, khó chịu.

Trường hợp nặng có thể bị khó thở, da tím tái. Ở một số người tình trạng dị ứng thức ăn lại xuất hiện khá muộn, một vài ngày sau khi ăn thức ăn. Tùy theo thể trạng của mỗi người, số lượng thực phẩm đã ăn mà mức độ dị ứng là nặng hay nhẹ.

Tuy nhiên, để có thể đưa ra kết luận bà bầu có bị dị ứng thức ăn hay không bác sỹ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ phản ứng của kháng thể trong máu với một số chất có trong thức ăn.

Bà Bầu Bị Dị Ứng Thức Ăn Phải Làm Sao ?

Vì sao bà bầu bị dị ứng thức ăn ?

Một số bà bầu có cơ địa bị dị ứng với thức ăn từ trước khi mang thai do cơ thể có phản ứng với các loại thức ăn chứa chất dễ gây kích ứng như hải sản, lạc, các loại động vật có vỏ như ba ba, ốc… Đôi khi có một vài nguyên nhân liên quan đến sự thiếu hụt chất trong cơ thể, do tuổi tác hoặc trong gia đình có người bị dị ứng thức ăn. 

Bà bầu bị dị ứng thức ăn có ảnh hưởng đến thai nhi không ?

Nếu tình trạng dị ứng ở thể nhẹ, tức là bà bầu chỉ bị nổi mẩn, ngứa và đau bụng, đi ngoài 1 đến 2 lần thì gần như không có gì tác động đến thai nhi. Tuy nhiên, khi bị nặng, và bị thường xuyên kèm theo những biểu hiện như nôn, chóng mặt, khó thở, cơ thể mệt mỏi, thì khả năng khiến em bé sinh ra cũng bị dị ứng loại thức ăn mà mẹ đã ăn là tương đối cao.

Chưa kể đến việc sẽ gây ra một số biến chứng trong thai kỳ như việc co thắt tử cung gây sinh non hoặc sảy thai. Việc buồn nôn và nôn sẽ khiến mẹ không hấp thụ được chất dinh dưỡng, kiêng khem nhiều loại thực phẩm cũng khiến mẹ bổ sung không đủ chất. Từ đó làm cho em bé không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, chậm phát triển, sinh ra còi cọc, nhẹ cân. Một số trường hợp nặng, tình trạng dị ứng thức ăn còn kìm hãm sự phát triển các bộ phận của thai nhi, gây ra các dị tật bẩm sinh.

Bị dị ứng thức ăn nên làm gì ?

  • Một số nghiên cứu đã cho thấy tầm quan trọng của việc bà bầu ăn các loại hạt, các loại ngũ cốc một cách đều đặn trong suốt 9 tháng sẽ giúp hạn chế việc bị dị ứng cũng như ngăn ngừa trẻ nhỏ mắc dị ứng. Mỗi tuần mẹ bầu nên ăn từ 1 đến 2 lần với nhiều cách chế biến đa dạng như hạt sấy khô, các món cháo, món xôi hoặc nấu chè. Bên cạnh đó, nếu tiền sử mẹ bầu bị dị ứng một trong các loại hạt, loại đỗ, ngũ cốc nào đó thì nên loại bỏ khỏi danh sách sử dụng.
  • Bà bầu ăn nhiều cá, nhất là những loai cá giàu omega 3 như cá hồi, đây là chất rất hiệu quả trong việc phòng, tránh dị ứng. Tuy nhiên có một số loại hải sản hay đồ tanh mà mẹ bầu đã từng gây dị ứng đối với bà bầu thì mẹ nên tránh. 
  • Ăn nhiều rau xanh: Rau không chỉ cung cấp chất xơ phòng tránh táo bón, cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn chứa hàm lượng lớn các khoáng chất và vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa bị dị ứng.
Bà Bầu Bị Dị Ứng Thức Ăn

Cách phòng tránh và hạn chế bị dị ứng thức ăn

  • Không sử dụng bất kỳ loại thực phẩm nào đã từng khiến mẹ bầu bị dị ứng, mẹ bầu nên nhớ, ghi chép lại và trao đổi với người thân những loại thực phẩm mình bị dị ứng để mọi người lưu ý trong quá trình chế biến thức ăn cho bà bầu.
  • Không ăn thức ăn quá hạn sử dụng, thức ăn không rõ nguồn gốc, thức ăn bị ôi, thiu. Một số loại thức ăn đông lạnh hay lưu trữ lâu ngày, mẹ bầu cũng hạn chế dùng vì hàm lượng chất dinh dưỡng đã giảm đi nhiều.
  • Đối với những thực phẩm mẹ bầu chưa dùng bao giờ, mẹ bầu cũng không nên ăn trong thai kỳ vì nguy cơ nhiễm độc hoặc bị dị ứng cao hơn so với người bình thường. 
  • Đối với một số thực phẩm có nguy cơ cao gây dị ứng như hải sản thì mẹ bầu nên ăn thử, ăn với số lượng rất ít để theo dõi sự biến đổi của cơ thể.
  • Trong trường hợp cơ thể xuất hiện ngứa nhiều, sốt, đau bụng, tiêu chảy không cầm… thì nên đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
  • Tuyệt đối tuân thủ sự chỉ định và đơn thuốc của bác sỹ trong điều trị, không tự ý mua thuốc về uống hay áp dụng những bài thuốc không có căn cứ, chỉ truyền tai nhau vì dễ gây các tác dụng phụ ảnh hưởng đến thai nhi.