Bà Bầu Bị Ngộ Độc Thức Ăn Nên Làm Gì ?

Một trong những lưu ý khi mang thai đó là việc chọn lựa và sử dụng các thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi trường hợp chẳng may bị ngộ độc thức ăn do nhà cung cấp không đáng tin cậy hoặc chưa kiểm định được nguồn gốc. Vậy bà bầu nên làm gì khi bị ngộ độc thức ăn.

More...

Biểu hiện của ngộ độc thức ăn

Bà Bầu Bị Ngộ Độc Thức Ăn Nên Làm Gì ?
  • Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu
  • Buồn nôn và nôn
  • Đau bụng, đi ngoài
  • Cơ thể mất nước
  • Người mỏi mệt, không muốn ăn
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao, cơ thể có thể bị toát mồ hôi nhiều

Khi nào ngộ độc thức ăn cần đến cơ sở y tế ?

Trong trường hợp bị nhẹ: Bà bầu có thể tự điều trị ở nhà thông qua việc uống nước điện giải oresol pha với tỷ lệ quy định. Có loại pha với 250ml, có loại pha với 500ml, có loại pha với 1 lít nước để uống. Chú ý không nên pha sai tỷ lệ để hạn chế các tác dụng phụ có thể xảy ra. 

Khi bị ngộ độc thức ăn, các mẹ nên kiểm tra lại nhóm thức phẩm mình đã sử dụng, để tránh ăn phải ở những lần sau. Hoặc có thể đó là thực phẩm đã quá hạn sử dụng, đã bị nhiễm khuẩn do để lâu ngày, do bảo quản không đúng cách. 

Bà Bầu Bị Ngộ Độc Thức Ăn Nên Làm Gì ?

Khi bà bầu bị tiêu chảy nhiều lần, trung bình từ 5 lần trở lên trong ngày, kèm theo sốt, đau bụng, đi phân có thể dính máu… Thì cần ngay lập tức đến cơ sở y tế uy tín để làm xét nghiệm và truyền dịch bù nước bên cạnh việc vẫn tiếp tục uống oresol.

Nếu trường hợp bị ngộ độc nặng có thể tiến hành rửa dạ dày, nghiêm trọng dẫn đến phải lọc máu… Hoặc các phương án y khoa cần thiết. Những trường hợp như vậy rất ảnh hưởng thai nhi, có thể gây động thai, sảy thai hoặc sinh non. 

Cách lựa chọn thực phẩm an toàn

Bà Bầu Bị Ngộ Độc Thức Ăn Nên Làm Gì ?
  • Lựa chọn thực phẩm sạch, tươi ngon ở những địa chỉ uy tín, nhà cung cấp chuyên nghiệp.
  • Có một số thực phẩm tuyệt đối không được dùng chung với nhau như: Sữa đậu nành ăn chung với trứng, ăn tráng miệng trái cây sau khi ăn hải sản…
  • Tuân thủ chế độ ăn chín, uống sôi, không sử dụng sản phẩm tái, sống như thịt tái, rau sống
  • Trước khi dùng nên kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm
  • Rửa trái cây, rau bằng nước sạch trước khi dùng
  • Bảo quản thực phẩm đúng cách, không để thực phẩm ngoài môi trường mà nên sử dụng tủ lạnh hoặc tủ bảo quản. Đối với sản phẩm đông lạnh, trước khi dùng nên rã đông bằng cách cho xuống ngăn mát khoảng 10 tiếng hoặc sử dụng lò vi sóng, không nên để ra ngoài môi trường tự nhiên vì dễ bị vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi.

Chế độ ăn an toàn

Bà Bầu Bị Ngộ Độc Thức Ăn Nên Làm Gì ?

Đầu tiên cần ưu tiên cho việc để dạ dày nghỉ ngơi, có thể hạn chế ăn hoặc ăn ít hơn trong 1 ngày sau khi cơ thể vừa trải qua việc nôn ói và đi ngoài liên tục.

Bổ sung nước cho cơ thể

  • Dùng nước điện giải oresol
  • Dùng nước lọc
  • Dùng các loại canh

Để cơ thể không đào thải quá nhanh nước qua đường tiểu, bà bầu nên uống từng miếng nhỏ, từ từ, không uống quá nhanh gây ảnh hưởng đến tim mạch. Duy trì ít nhất trong một ngày bổ sung 3 lít nước. Nên tạm thời không dùng sinh tố hay nước ép trái cây trong thời gian này.

Dùng món ăn nhạt, ít chất béo

Bà Bầu Bị Ngộ Độc Thức Ăn Nên Làm Gì ?
  • Các món chế biến từ gạo như cơm, cháo
  • Dùng bánh mì
  • Khoai tây, khoai lang.
  • Các loại đậu, ngũ cốc

Để giải độc cơ thể và làm cơ thể đỡ mệt hơn sau khi tiêu chảy và nôn ói bà bầu có thể nấu cháo đỗ xanh loãng để ăn. Có thể sử dụng một vài lát gừng hãm với nước nóng để ấm rồi uống rất tốt cho cơ thể đang yếu của bà bầu sau khi bị ngộ độc thức ăn. 

Sau khi đã quen lại với việc tiêu hóa thức ăn, bà bầu cần bổ sung các lợi khuẩn tốt cho đường ruột thông qua sử dụng men vi sinh hoặc các chế phẩm sữa lợi khuẩn để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Bà Bầu Bị Ngộ Độc Thức Ăn Nên Làm Gì ?

Thực phẩm không tốt cho bà bầu

  • Đồ uống có ga như nước ngọt, bia hay đồ uống có cồn
  • Các chất kích thích như cafe
  • Không hút thuốc
  • Các món ăn có chứa nhiều gia vị, nhất là gia vị cay nóng như tiêu, ớt
  • Các sản phẩm chiên, rán nhiều dầu mỡ

Các thực phẩm có nguy cơ ngộ độc cao

  • Củ sắn: Đây là thức ăn khá phổ biến với mọi người, tuy nhiên, vì củ sắn chứa độc tố dạng thấp, chứa nhiều ở lớp vỏ vì vậy một số người ăn thường bị say sắn là do sử dụng sắn đã bị nhựa từ vỏ ngấm vào lõi sắn. Trong thời gian mang thai, bà bầu nên hạn chế sử dụng món này, nếu ăn cần chế biến cẩn thận và ăn với lượng vừa phải.
  • Các loại nấm: Dù nấm rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên, trong tự nhiên lại có nhiều loại nấm, có cả nấm độc với hình thức rất giống nấm ăn. Nên để tránh bị ngộ độc nếu chẳng may bà bầu sử dụng phải nấm độc thì tốt nhất không nên ăn nấm, nhất là các loại nấm lạ, nấm nhiều màu sắc, nấm mọc tự nhiên, chưa được kiểm nghiệm.
  • Một số loại động vật chứa nhiều độc tố: trong cơ thể như cá nóc, con cóc…Vì bản thân các loại động vật này đã có sẵn những độc tố không tốt cho người bình thường, nên bà bầu không nên ăn các món chế biến từ chúng để tránh bị ngộ độc do cơ thể trong giai đoạn mang thai thường yếu hơn và hệ miễn dịch giảm đi so với người bình thường.
Bà Bầu Bị Ngộ Độc Thức Ăn Nên Làm Gì ?

Nhìn chung, việc bà bầu bị ngộ độc nếu được xử lý kịp thời và đúng cách sẽ giúp bà bầu nhanh lấy lại sức khỏe cũng như tránh được các hậu quả đáng tiếc. Bên cạnh đó, bà bầu cần có một thực đơn ăn uống khoa học, hợp lý, lành mạnh để hạn chế bị ngộ độc thức ăn trong suốt thai kỳ.