Bà Bầu Có Nên Ăn Gan Không ?

Nội tạng động vật là nguyên liệu phổ biến đối với người dân Việt Nam. Mọi người thường dùng các nguyên liệu này để chế biến món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, các loại gan động vật lại tiềm ẩn nhiều độc tố. Vậy ăn gan có tác dụng gì? ăn gan có hại gì khồn? Cùng tìm hiểu bài viết về việc bà bầu có nên ăn gan lợn hay không nhé!

More...

Bà Bầu Có Nên Ăn Gan Không ?

1. Ăn gan có tác dụng gì ?

Gan chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho bà bầu khi mang thai:

  • Cung cấp calo: Trung bình trong 1 lạng gan, bà bầu sẽ được cung cấp khoảng 170kcal, đáp ứng khoảng 1/10 lượng calo trong một ngày.
  • Kali: 100g gan lợn chứa khoảng 200mg kali. Đây là chất giúp cho bà bầu phòng tránh được bệnh chuột rút, đột quỵ, huyết áp cao hay tim mạch. Nhưng để có sức khỏe tốt, bà bầu có thể ăn 1 củ khoai lang nướng chứa 550mg kali, 1 miếng dưa hấu cung cấp gần 350mg kali, 1 hộp sữa chua có chứa 600mg kali.
  • Chứa các loại vitamin B, vitamin A và một số chất khác có tác dụng tốt cho bà bầu trong thai kỳ.

Lưu ý: Thay vì ăn gan, bà bầu có thể ăn một số thực phẩm chứa nhiều calo như: 2 chiếc bánh gạo cung cấp 100kcal, 1 chén nhỏ nho khô cung cấp 130kcal, 3 thanh sô cô la có khoảng 650kcal.

Bà Bầu Có Nên Ăn Gan Không ?

2. Bà bầu ăn gan lợn được không ?

Đây là câu hỏi được nhiều bà bầu quan tâm, tuy nhiên, việc ăn được không đôi khi không quan trọng bằng việc ăn như thế nào và ăn với lượng bao nhiêu là tốt nhất. 

Món gan lợn dù tốt nhưng lượng chất dinh dưỡng bổ sung vào thực đơn  hàng ngày của bà bầu lại tương đối ít so với một số thực phẩm khác. Bên cạnh đó, gan lợn là bộ phận chứa nhiều độc tố, nơi lọc độc trong cơ thể của con lợn. Vì vậy, nếu bà bầu ăn thường xuyên sẽ không tốt cho sức khỏe của mình và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Bà Bầu Có Nên Ăn Gan Không ?

3. Ăn gan có sao không, ăn nhiều gan lợn có tác hại gì ?

- Gây cao huyết áp: với những bà bầu có tiền sử bị huyết áp cao, hoặc có nguy cơ bị bệnh này trong thai kỳ, món gan lợn nên kiêng hoàn toàn. Lý do là bởi trong gan lợn chứa một lượng lớn cholesterol, với mỗi 100g gan lợn chứa khoảng gần 400mg cholesterol. 

Để ngăn ngừa bị cao huyết áp hoặc các bệnh lý liên quan đến tim mạch gây nguy hiểm đối với sức khỏe của bà bầu, thì việc hạn chế dùng món này là việc bà bầu nên làm.

Bà Bầu Có Nên Ăn Gan Không ?

- Xơ gan: Gan là bộ phận có tác dụng lọc độc trong cơ thể, khi lượng chất độc trong cơ thể nhiều thì gan phải làm việc một cách tối đa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe lâu dài của bà bầu như bị suy gan, xơ gan. Vì vậy, bà bầu cần nắm rõ các thông tin về những tác hại do ăn thực phẩm chứa độc tố để từ đó quyết định việc nên hay không nên ăn những thực phẩm này.

- Thừa vitamin A: Việc cung cấp vitamin A rất quan trọng trong thai kỳ, giúp bà bầu và thai nhi phát triển toàn diện, em bé có thị lực tốt hơn. 

Điều gì xảy ra khi cơ thể thừa vitamin A: Loại vitamin này nếu bị dư thừa sẽ được tích lũy trong gan, gây ảnh hưởng đến mẹ bầu như: Bị chóng mặt, buồn nôn, thai nhi bị ảnh hưởng đến sự phát triển xương, bị dị tật hộp sọ, thóp phồng, nhiều trường hợp bị hở hàm ếch, da vàng. 

Chỉ với một lạng gan lợn đã cung cấp lượng vitamin A gấp 10 lần nhu cầu loại vitamin này trong một ngày của bà bầu.

Bà Bầu Có Nên Ăn Gan Không ?

- Nhiễm ký sinh trùng: Nếu bà bầu ăn phải gan nấu chưa chín rất dễ nhiễm các loại ký sinh trùng còn sống trong gan. Những trường hợp bà bầu bị nhiễm sán lá gan thường gây ra áp xe gan, ung thư gan.

Để phòng tránh mắc loại ký sinh trùng này, bà bầu nên tuyệt đối tuân thủ việc ăn chín, uống sôi, cần đảm bảo chế biến kỹ các món dễ mang mầm bệnh như gan lợn và nội tạng động vật. 

Vì vậy, bà bầu cần thận trọng khi ăn gan lợn cũng như các loại gan động vật khác để không gây ra những bệnh lý nguy hiểm.

Bà Bầu Có Nên Ăn Gan Không ?

4. Bà bầu ăn gan cần chú ý gì?

  • Ăn lượng vừa phải, ăn một lần một tuần, mỗi lần khoảng 50g để thay đổi khẩu vị hay làm cho thực đơn đa dạng, phong phú hơn.
  • Nên mua gan của người quen hoặc trong các cửa hàng, siêu thị đã được kiểm định.
  • Tuyệt đối không chế biến gan cùng các loại nguyên liệu khác có chứa vitamin C. Một số nguyên liệu không nên nấu cùng gan lợn như giá đỗ, rau cải, rau cần, cà rốt, cà chua. Lý do không nên nấu chung vì vitamin C sẽ ngăn ngừa sự hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong gan.
  • Dùng nước muối loãng để ngâm và rửa gan trước khi chế biến để loại bỏ bớt chất độc trong gan.
  • Nên mua những lá gan màu hồng hoặc đỏ tươi, gan có độ mềm, đàn hồi tốt. Những lá gan có nhiều u, hòn nổi lên, có đốm trắng, màu đỏ thẫm, hay nhợt nhạt thì bà bầu không nên mua vì dễ bị nhiễm bệnh.

Việc chế biến món gan cũng rất đơn giản và mang lại hương vị thơm ngon, bà bầu có thể tùy theo sở thích để tiến hành làm cho cả nhà cùng thưởng thức.