Bà Bầu Có Nên Nằm Võng Không?

Sự thoải mái của chiếc võng là điều ai cũng biết. Đôi khi do thói quen hay để cảm thấy thoải mái nhiều người lựa chọn chiếc võng là nơi nằm ngủ thường xuyên. Vậy, các bà bầu nằm võng liệu có an toàn hay không và có ảnh hưởng đến thai nhi hay không.

More...

Bà Bầu Có Nên Nằm Võng Không

Nằm võng có lợi ích gì ?

Một nghiên cứu đã cho thấy những rung, lắc nhẹ khi nằm võng sẽ giúp bà bầu dễ ngủ hơn, giấc dài và sâu hơn so với các kiểu ngủ thông thường. 

Nhiều nhà sản xuất đã chế tạo ra những chiếc giường có độ rung lắc nhất định trong giới hạn cho phép để điều trị bệnh mất ngủ của bệnh nhân. Điều này cho thấy, việc nằm võng hoặc nằm giường rung có tác dụng tốt đối với người bị thiếu ngủ, mất ngủ hay ngủ chập chờn. 

Bà bầu nằm võng có ảnh hưởng gì không ?

Dù nằm võng đem lại những hướng điều trị tích cực trong y học nhưng bà bầu cũng không nên lạm dụng để nằm nhiều, bởi các lý do sau đây:

Bà Bầu Có Nên Nằm Võng Không

- Ảnh hưởng đến hệ hô hấp:

Chúng ta để ý thấy tư thế nằm trên võng thường là đầu và chân cao, phần thân dưới thấp và hơi gập khiến cho tim, phổi và nhiều bộ phận trong cơ thể bà bầu bị chèn ép từ đó gây khó thở, nhồi máu cơ tim. 

Việc đầu ở phía trên cao còn gây ảnh hưởng đến lưu thông máu, để đẩy máu lên não thì quá trình bơm, đẩy máu của tim cần hoạt động mạnh hơn, có tác động không tốt lên toàn bộ tim mạch.

- Tăng nguy cơ bị ngã:

Với bà bầu, việc bụng có chu vi ngày càng lớn, cồng kềnh, di chuyển thường khó khăn hơn, trong quá trình đứng lên, ngồi xuống võng dễ bị ngã, trượt chân có thể ảnh hưởng đến tính mạng của thai nhi. 

Bà bầu nằm trên võng có độ rung lắc mạnh còn gây tổn thương cho não trẻ. Dù trẻ nằm trong bụng mẹ có một khối nước ối bao quanh, nhưng những dao động lặp đi lặp lại nhiều lần cộng với dừng chuyển đột ngột là nguy cơ khiến não bé kém phát triển, bị long não. 

Bà Bầu Có Nên Nằm Võng Không

- Ảnh hưởng đến cột sống:

Nghiên cứu ở các bệnh nhân có thói quen nằm võng cho thấy họ đều bị bệnh liên quan đến xương sống, điển hình là việc bị thoát vị đĩa đệm. 

Khi người càng lớn tuổi hoặc phụ nữ đang mang thai, canxi không đủ cung cấp cho hệ xương dẫn tới bị giòn và dễ gãy hơn, những mảnh xương vỡ đâm vào dây thần kinh cột sống gây đau đớn. 

Mặt khác các gai cột sống xuất hiện khi nằm võng là nguyên nhân gây ra các tổn thương lớn như bị đau dây thần kinh cổ, vai, gáy, đau lưng, bị tê liệt tứ chi. 

- Chèn ép lên thai nhi

Để có một tư thế thoải mái giúp bà bầu và thai nhi luôn mạnh khỏe, võng không thể là giải pháp tối ưu vì nằm võng bà bầu không thể lật mình, không thể điều chỉnh cơ thể khi mỏi, tê chân tay. Nhất là việc nằm nghiêng trên võng sẽ chèn ép lên bào thai, gây sự khó chịu hay bức bối ở thai nhi. 

Bà Bầu Có Nên Nằm Võng Không

Tư thế ngủ an toàn cho bà bầu

- 3 tháng đầu:

Các mẹ bầu đều biết rằng, ở 3 tháng đầu, sự phát triển của thai nhi là chưa nhiều, các bé mới chỉ tầm khoảng 14g, dài 5cm, mẹ tăng khoảng 2kg. Vì vậy, các tư thế nằm quen thuộc, thoải mái như nghiêng trái, phải, nằm ngửa đều có thể thực hiện được ở giai đoạn này. Tuy nhiên, nằm sấp là điều hạn chế vì không tốt cho sự phát triển của thai nhi ở giai đoạn sau cũng như gây cản trở sự hô hấp ở mẹ. 

- 3 tháng giữa: 

Đây là giai đoạn bé phát triển nhanh cả về kích thước và trọng lượng. Một bé sẽ tăng từ 20g lên khoảng 900g, từ 7 đến 37cm. Thời kỳ này, mẹ đã bắt đầu nhìn rõ bụng to dần, việc nằm một cách thoải mái có tác dụng lớn đến giấc ngủ của mẹ bầu. 

Vào thời gian này, mẹ nên nằm nghiêng nhiều hơn, việc nằm ngửa không quá lâu để không gây cản trở đến việc hô hấp của em bé. 

- 3 tháng cuối:

Những tháng cuối, thai nhi gần như hoàn thiện để chuẩn bị chào đón cuộc sống ngoài bụng mẹ. Có nhiều em bé sẽ nặng khoảng 3,8 đến 4kg, kích thước khoảng 50cm. 

Mẹ ngủ chập chờn, không sâu giấc hay mất ngủ là biểu hiện bình thường trong giai đoạn này. Để hạn chế bị tê chân, đau lưng, mẹ bầu nên dùng gối kê bụng và kê chân trong khi ngủ. 

Mẹ nên nằm nghiêng trái nhiều hơn đảm bảo cho sức khỏe của em bé, . Nếu mỏi có thể chuyển nghiêng phải, tuyệt đối không nằm ngửa, nằm sấp trong giai đoạn này. 

Bà Bầu Có Nên Nằm Võng Không

Cách giúp bà bầu ngủ ngon

  • Bà bầu cần tránh uống các chất kích thích tinh thần sảng khoái trước khi ngủ như trà, café, nên uống một ly nhỏ sữa ấm hoặc trà gừng, trà tâm sen.
  • Nên duy trì việc quan hệ tình dục an toàn nếu sức khỏe của mẹ và em bé hoàn toàn bình thường để giúp mẹ ngủ ngon hơn.
  • Buổi tối, sau khi ăn 1 đến 2 tiếng, mẹ bầu có thể cùng người thân đi dạo, đi bộ nhẹ nhàng.
  • Nên ngâm chân bằng nước ấm có vài giọt tinh dầu trước khi đi ngủ.
  • Hạn chế đọc sách, báo, xem tivi, điện thoại quá lâu vì gây căng thẳng thần kinh vào buổi tối.

Mẹ bầu cần quan tâm nhiều hơn đến chế độ nghỉ ngơi, thư giãn, có thể nằm võng lúc xem phim, ngắm cảnh và nằm giường khi ngủ để giúp cơ thể được thoải mái nhất trong những tháng mang thai.