Bà Bầu Ăn Củ Cải Trắng Có Tốt Không ?

Một điều kỳ diệu mà các mẹ bầu nên biết khi ăn củ cải trắng trong suốt thai kỳ về công dụng của việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết và cải thiện sắc đẹp. Cùng tìm hiểu những lợi ích khi bà bầu ăn củ cải trắng. 

More...

Bà Bầu Ăn Củ Cải Trắng Có Tốt Không ?

Tác Dụng Của Củ Cải Trắng Đối Với Bà Bầu

1. Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể

Trong củ cải chứa rất nhiều chất có lợi cho cơ thể, nhất là trong việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết. Axit folic có tác dụng ngăn ngừa các dị tật thai nhi có thể mắc phải, hạn chế nguy cơ sinh non, xảy thai, trẻ sinh ra bị nhẹ cân, còi, thấp. Một số nghiên cứu còn cho thấy tác dụng của axit folic trong việc ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến tim mạch và đột quỵ, ung thư đại tràng, trực tràng. 

Vitamin nhóm B, đây là nhóm vitamin quan trọng trong quá trình hấp thụ và trao đổi các chất trong cơ thể. Khi bà bầu ăn củ cải, không chỉ tốt cho mẹ, đây là nhóm dưỡng chất vô cùng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Vitamin C trong củ cải trắng rất dồi dào, đây được coi là nguồn dưỡng chất quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể bà bầu khỏe mạnh hơn, giúp việc hấp thụ sắt dễ dàng hơn, bà bầu ăn củ cải trắng sẽ giúp hạn chế tình trạng thiếu máu có thể xảy ra. 

Canxi giúp cho quá trình hình thành hệ xương ở thai nhi được chắc khỏe hơn, giúp cho trẻ đủ yếu tố cần thiết cho sự phát triển của răng sau này, giúp mẹ bầu hạn chế chứng đau lưng, nhức mỏi xương khớp.

Còn nhiều dưỡng chất khác trong củ cải trắng mà bà bầu được cung cấp khi ăn sẽ rất tốt trong suốt thai kỳ của mình. 

2. Hạn chế cảm cúm, tăng cường sức khỏe

Theo Đông y, củ cải trắng được coi là một trong những loại thần dược, với tên gọi “nhân sâm mùa đông”, củ cải trắng có tình bình, không độc, giúp long đờm, chữa ho, làm ấm cơ thể, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Khi bà bầu ăn củ cải sẽ có rất nhiều lợi ích cho bản thân và cho thai nhi trong việc phòng tránh và ngăn ngừa một số bệnh thường gặp liên quan đến thời tiết khi giao mùa.

3. Giúp phát triển trí não

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, trong củ cải có chứa thành phần giúp tăng tuần hoàn máu lên não, giúp phòng tránh việc tai biến mạch máu não, cũng như cải thiện chức năng của hệ thần kinh, tăng cường trí nhớ.

4. Kiểm soát cân nặng

Trong suốt quá trình mang thai, các mẹ bầu thường có tâm lý ăn nhiều để con to, khỏe, tuy nhiên đây là điều hoàn toàn sai lầm. Việc mẹ ăn nhiều nhưng không hợp lý sẽ dẫn tới tình trạng béo phì, thừa cân trong khi thai nhi chưa chắc đã được như mong muốn. Việc bà bầu ăn củ cải trắng sẽ phần nào cải thiện được tình trạng này, do củ cải chứa rất ít calo cũng như chất béo, khi sử dụng thay thế cho các sản phẩm nhiều calo, bà bầu vẫn được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng mà không hề lo lắng về sự tăng cân ngoài ý muốn. 

5. Tác dụng làm đẹp

Vitamin C trong củ cải rất dồi dào, đây là chất giúp mẹ bầu cải thiện sắc đẹp trong quá trình mang thai do biến đổi của nội tiết tố, chống lại sự lão hóa, giúp làn da mịn màng hơn, hạn chế mụn. Với mong muốn được làm đẹp nhưng vì mang thai, một số mẹ bầu rất ngại việc sử dụng mỹ phẩm do lo sợ ảnh hưởng từ các thành phần trong mỹ phẩm đến thai nhi. Không chỉ ăn củ cải, một trong những cách hiệu quả giúp làm đẹp các bà bầu truyền tai nhau đó là dùng nước ép củ cải trắng, lấy 3 thìa nước củ cải trắng với 1 thìa nước cốt canh thoa đều lên mặt, để khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm, mẹ bầu sẽ đánh bay các vết nám, tàn nhang và sở hữu một làn da mịn màng, căng bóng.

Bà bầu khi ăn củ cải trắng cần lưu ý

  • Tuyệt đối không ăn củ cải sống, vì giai đoạn mang thai sức đề kháng của mẹ giảm đi rõ rệt so với trước đó, vì vậy việc sử dụng các sản phẩm sống khiến nguy cơ bị nhiễm khuẩn tăng và không đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Mỗi tuần bà bầu nên ăn 2 bữa các món chế biến từ củ cải trắng để không bị rối loạn tiêu hóa, tiểu nhiều lần.
  • Bà bầu cũng cần chú ý trong quá trình chế biến, không nên nấu chung, ăn chung củ cải với cà rốt và mộc nhĩ, không ăn củ cải sau khi vừa uống thuốc xong để đảm bảo tác dụng của thuốc và của củ cải không bị giảm sút do phản ứng chéo.