Bà Bầu Có Nên Ăn Khoai Tây Không?

Rau, củ, quả là một trong những nguyên liệu cần thiết để chế biến thực đơn, giúp bà bầu có sức khỏe tốt nhất và thai nhi phát triển toàn diện. Tuy nhiên, mỗi thực phẩm lại có giá trị khác nhau. Cùng tìm hiểu thông tin về việc bà bầu có nên ăn khoai tây hay không qua bài viết sau.

More...

Bà Bầu Có Nên Ăn Khoai Tây Không?
Bà Bầu Có Nên Ăn Khoai Tây Không?

Bà bầu ăn khoai tây có tốt không ?

1. Thành phần dinh dưỡng của khoai tây

Hàm lượng dinh dưỡng quan trọng có trong 1 lạng khoai tây:

  • Năng lượng: 350KJ
  • Vitamin C: 20mg
  • Canxi: 15mg
  • Magie: 25mg
  • Photpho: 60mg
  • Kali: 420mg
  • Các chất kẽm, đồng, mangan, 
  • Vitamin B, axit folic và một số chất khác

Với sự đa dạng về chất dinh dưỡng, các loại vitamin và khoáng chất, khoai tây luôn là một trong những thực phẩm được bà bầu ưu tiên chọn lựa trong quá trình xây dựng thực đơn ăn uống hàng ngày. 

Bà Bầu Có Nên Ăn Khoai Tây Không?

2. Giảm tình trạng thèm ăn

Bất cứ một phụ nữ nào khi mang thai sẽ luôn có nhu cầu thèm ăn và thích ăn mọi lúc, mọi nơi. Khoai tây chứa hàm lượng calo rất lớn, giúp lấp đầy dạ dày trống rỗng của của bà bầu, từ đó hạn chế ăn vặt, ăn quá no. 

3. Hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru

Do nhiều chất xơ, khoai tây góp phần vào việc giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, từ đó tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng vào cơ thể bà bầu. 

4. Ổn định tim mạch

Do chứa kali và mangan, khoai tây giúp bà bầu có một sức khỏe tim mạch tuyệt vời. Lượng máu trong cơ thể di chuyển hài hòa, ổn định, không gây ra các chứng bệnh tắc, nghẽn mạch máu, mỡ máu. 

Bà Bầu Có Nên Ăn Khoai Tây Không?

5. Chăm sóc da

Nhu cầu làm đẹp của chị em, nhất là chị em khi mang thai lúc nào cũng rất cần thiết. Để có một làn da trắng sáng, khỏe mạnh, chị em có thể hấp chín khoai tây sau đó làm mịn, trộn cùng với sữa tươi, dùng làm mặt nạ đắp mặt sẽ có tác dụng thần kỳ. 

Ngoài ra, khoai tây thái lát mỏng đắp xung quanh mắt sẽ giúp bà bầu không còn bị các quầng thâm ở mắt. Những vết tiêm bị vỡ ven, bị tụ máu có thể dùng khoai tây chườm sẽ nhanh tan máu tụ hiệu quả.

Bà Bầu Có Nên Ăn Khoai Tây Không?

6. Chống ung thư

Với 30g cacbonhydrat trong 1 củ khoai tây trung bình, có tác dụng to lớn trong việc ngăn ngừa sự phát triển của ung thư ruột, giúp làm giảm cholesterol, chống lại sự tiêu hủy enzym trong dạ dày.

Khoai tây được nhiều nhà khoa học nghiên cứu về tính ứng dụng của nó trong việc điều trị các bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày và mang lại tín hiệu đáng mừng. 

Cacbonhydrat còn có vai trò quan trọng trong việc giúp bà bầu có trí nhớ tốt hơn, nó tác động lên hệ thần kinh trung ương giúp cải thiện chức năng não bộ về mặt ghi nhớ thông tin.

Bà Bầu Có Nên Ăn Khoai Tây Không?

Bà bầu ăn khoai tây cần lưu ý gì ?

1. Không ăn nhiều

100g khoai tây chứa gần 1g đường, điều này hoàn toàn không tốt, vì một số bà bầu có xu hướng thích ăn đồ ngọt trong khi mang thai, nên lượng đường cao trong máu dễ gây ra tình trạng bị tiểu đường thai kỳ. 

2. Hạn chế ăn khoai tây chiên

Do chứa nhiều dầu, chất béo, khoai tây chiên sẽ là tác nhân khiến bà bầu bị tăng cân không kiểm soát. Việc tăng trọng lượng quá lớn sẽ gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến việc lấy lại vóc dáng ban đầu của mẹ bầu. 

Bà Bầu Có Nên Ăn Khoai Tây Không?

Vì vậy, để hạn chế bị béo phì, bà bầu nên chú ý đến các món chiên, rán, nhiều dầu mỡ và không nên ăn nhiều.

3. Không ăn khoai tây mọc mầm

Khi khoai tây già, mọc mầm sẽ chứa chất độc solanine gây hại cho người sử dụng trong đó có bà bầu. 

Bị nhiễm độc khi ăn phải khoai tây mọc mầm khiến bà bầu bị chóng mặt, đau đầu, gây ảo giác, thân nhiệt hạ. Dù chưa ghi nhận trường hợp tử vong do ăn phải khoai tây mọc mầm nhưng những tác động của nó khiến sức khỏe của bà bầu bị giảm sút. 

Bà Bầu Có Nên Ăn Khoai Tây Không?

Cách chế biến khoai tây

  • Chọn củ khoai tây vỏ mỏng, không trầy xước. Những củ do vận chuyển bị dập, nát, có vết xước đều không đảm bảo chất lượng do bị nhiễm bẩn, nhiễm vi khuẩn không có lợi cho sức khỏe của bà bầu. 
  • Những củ đã chuyển sang màu xanh và mọc mầm thì không nên lựa chọn.
  • Khi so sánh bằng cách cầm 2 củ kích thước như nhau, củ nào nặng hơn là củ có chất lượng hơn.
Bà Bầu Có Nên Ăn Khoai Tây Không?

Trong quá trình chế biến, bà bầu cũng lưu ý chỉ nên rửa sạch và loại bỏ các mắt trên khoai tây, không nên bỏ vỏ vì lượng vitamin C chủ yếu tập trung ở phần vỏ này. Để đa dạng thực đơn, bà bầu có thể chế biến khoai tây với các món xào, nấu canh, súp hoặc làm bánh khoai tây cũng rất hấp dẫn. 

Dù là một loại thực phẩm đa dạng trong cách chế biến, bà bầu cũng nên ăn điều độ, đảm bảo cân bằng các nhóm chất cùng với các thực phẩm khác.

Bà Bầu Có Nên Ăn Khoai Tây Không?

Nhằm bảo quản khoai tây được lâu mà tránh mọc mầm, bà bầu nên để ở nơi mát, tránh ánh sáng, có thể đựng trong các túi lưới hoặc thùng giấy được đục lỗ thông khí. Trong quá trình lưu trữ, bà bầu cũng nên thường xuyên kiểm tra và loại bỏ những củ đã mọc mầm hoặc có màu xanh để không gây ngộ độc.