Bà Bầu Đi Bộ Nhiều Có Tốt Không ?

Vận động nhẹ nhàng, nhất là đi bộ rất tốt cho bà bầu. Tuy nhiên, việc bà bầu đi bộ nhiều chưa hẳn đã mang lại lợi ích nếu không đúng cách và thời gian không hợp lý. 

More...

Bà bầu có nên đi bộ nhiều không ?

Bà bầu đi bộ khi mang thai sẽ có những lợi ích

1. Giúp hệ tim mạch khỏe mạnh

Bà bầu cần có một cơ thể khỏe mạnh trong suốt thời kỳ mang thai, nhất là sức khỏe tim mạch. Bà bầu khi đi bộ giúp điều hòa nhịp tim, giảm nguy cơ mắc các bệnh về mạch vành, nhồi máu cơ tim.

2. Giải phóng năng lượng dư thừa

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, việc bà bầu đi bộ hàng ngày sẽ giúp giải phóng các năng lượng dư thừa trong ngày, giúp bà bầu có giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn, không bị giật mình hay gặp ác mộng.

3. Giúp sinh nở dễ dàng, lấy lại vóc dáng sau sinh

Với những bà bầu có thói quen đi bộ nên duy trì thói quen này vì tác dụng rất tốt của việc đi bộ, sẽ giúp bà bầu dễ chuyển dạ hơn, việc sinh nở dễ dàng hơn, chưa kể đến việc sau sinh, bà bầu sẽ nhanh lấy lại cơ thể gọn gàng.

4. Giảm chứng táo bón

Thông qua đi bộ, bà bầu sẽ giúp cải thiện chứng táo bón bằng cách kích thích nhu động ruột từ đó việc tiêu hóa và đào thải chất bã được dễ dàng hơn.

5. Chữa các bệnh về xương, khớp

Việc phải mang thêm một khối lượng lớn cân nặng do thai nhi phát triển từng ngày sẽ khiến bà bầu dễ bị đau nhức đầu gối, đau lưng. Đi bộ sẽ giúp cải thiện tình trạng này một cách đáng kể. 

Bà Bầu Đi Bộ Nhiều Có Tốt Không ?

Bà bầu đi bộ đúng cách ?

1. Trang bị những thứ cần thiết

Bà bầu nên có một đôi giày thật tốt, vừa chân, mềm, chắc chắn, độ bám tốt. Nên mặc quần áo thoải mái, không bó chặt hay rộng thùng thuỳnh gây nguy hiểm khi chuyển động. Nên mang theo một chai nước nhỏ để uống khi khát, nên uống từng ngụm nhỏ, không uống liên tục vì dễ ảnh hưởng đến tim mạch. Nên mang theo đồng hồ hoặc điện thoại để căn thời gian đi bộ hợp lý. 

2. Thời tiết

Nên đi vào lúc mát trời, không đi lúc quá nắng hoặc quá khuya vì sẽ khiến bà bầu mệt mỏi, ảnh hưởng đến tâm lý chán nản, không muốn đi bộ thường xuyên. Nên đi ở nơi đất bằng phẳng, những chỗ sáng để tránh bị trượt ngã. 

3. Khởi động trước khi đi bộ

Cần tập vài động tác nhẹ nhàng trước khi bắt đầu đi như xoay khớp tay, khớp chân, đầu gối để không bị chuột rút hay nhức mỏi chân tay sau khi đi bộ. 

4. Không đi bộ khi cơ thể yếu

Nếu cảm giác mệt mỏi, không khỏe trong người, bà bầu tuyệt đối không đi bộ, vì cơ thể yếu rất dễ khiến bà bầu choáng dẫn đến ngất gây mất an toàn khi đi bộ. Trong quá trình đi bộ cũng cần theo dõi thêm tình trạng sức khỏe, nếu thấy mệt, chóng mặt, chảy nước ối, toát mồ hôi nhiều cần nghỉ ngơi ngay và đến cơ sở y tế để thăm khám tình hình. 

5. Nên đi bộ cùng người khác

Việc đi bộ một mình sẽ khiến bà bầu nhanh chán, nếu đi với một hoặc vài người, bà bầu sẽ được thư giãn, nói chuyện thoải mái và cũng giải tỏa được căng thẳng. 

6. Thời gian

Bà bầu không nên đi quá lâu, thời gian vận động hợp lý trong khoảng 30 phút là đủ đối với phụ nữ khi mang thai, nên đi bộ sau khi ăn khoảng 1 giờ, tuyệt đối không đi bộ khi vừa ăn no để không ảnh hưởng đến dạ dày.

7. Không gian

Tùy vào điều kiện sống, bà bầu nên chọn cho mình chỗ đi bộ an toàn, thoáng mát, sạch sẽ, nên đi ở nơi có nhiều cây xanh như công viên, hạn chế đi ở nơi quá đông người như trung tâm mua sắm, khu vui chơi giải trí.

8. Cách đi

Bà bầu đi bộ cần đi chậm rãi, không bước quá lớn, nên đi chậm, bước vừa phải, chú ý cân bằng trọng lượng giữa cơ thể và thai nhi để tránh bị ngã. 

9. Hít thở

Bà bầu cần tập cách thở giống như khi sinh, hít vào bằng mũi và thở ra chậm rãi bằng miệng.

Dù đi bộ hay áp dụng bất kỳ phương pháp vận động nào, bà bầu cũng cần cân nhắc kỹ, tùy theo thể trạng và tình hình sức khỏe để áp dụng một cách hợp lý.