Bà Bầu Ăn Lá Tía Tô Được Không ?

Người Việt Nam rất quen thuộc với cây tía tô, ngoài tác dụng tăng thêm hương vị cho các món ăn, chữa ho, cảm cúm, đau đầu, sổ mũi, viêm họng, dị ứng, nôn mửa, đau bụng, buồn nôn… Vậy bà bầu ăn lá tía tô được không và ăn như thế nào là tốt?

More...

Bà bầu ăn lá tía tô có tốt không ?

Bà Bầu Ăn Lá Tía Tô Được Không ?

1. Chữa cảm lạnh, cảm cúm

Khi mang thai, một số bà bầu thường bị cảm lạnh, cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi đôi lần. Nhưng thường không dám dùng thuốc tây, vì sợ ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Tuy nhiên nếu để kéo dài, dai dẳng lâu ngày thì càng gây mệt mỏi cho mẹ bầu.

Trong trường hợp này phụ nữ mang thai nên sử dụng lá tía tô thái nhỏ nấu cháo ăn sẽ giúp giải cảm rất tốt. Hoặc lấy một nắm lá tía tô, vỏ quýt, gừng rửa sạch cho vào nồi đổ 3 chén nước đun sôi lấy 01 chén nước. Uống khi nước còn ấm, sau đó đắp chăn để ra mồ hôi.

Tuy nhiên các mẹ bầu cần lưu ý chỉ nên dùng tía tô trong vòng từ 2-3 ngày để chữa cám cúm, tuyệt đối không dùng dài ngày và không dùng thay nước uống hàng ngày có thể dẫn đến tăng huyết áp. 

Bà Bầu Ăn Lá Tía Tô Được Không ?

2. Hạn chế tình trạng mệt mỏi, buồn nôn hay cảm giác ốm nghén

Các bà bầu trong thời kỳ đầu của thai kỳ thường thay đổi nội tiết, nên hay mệt mỏi đôi khi bị chứng ốm nghén. Vì vậy bà bầu dùng lá tía tô là cách để giảm bớt tình trạng này !

Mẹ bầu lấy nắm lá tía tô và ra hiệu thuốc bắc mua một số loại thuốc đông y như hoài sơn, cam thảo, đỗ trọng, sơn trà, bạch truột, đương quy, phục long can, phòng sâm, cẩu tích, ngải diệp. Sắc uống ngày 02 bát, uống khi nước còn ấm, sẽ giúp an thai, bổ tỳ, hết nôn. 

Bà Bầu Ăn Lá Tía Tô Được Không ?

3. Giúp làm đẹp

Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết trong cơ thể khiến tình trạng mụn nổi trên mặt, làn da bị sạm, xỉn màu hơn. Với các trường hợp này các bà bầu có thể tin tưởng vào khả năng làm đẹp của lá tía tô, bởi trong lá tía tô có lượng tinh dầu nó có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và làm sạch, sáng da rất tốt. Mẹ bầu chỉ cần lấy lá tía tô vò nát pha với nước ấm để rửa mặt hàng ngày, hoặc dùng nước cốt của lá tía tô thấm để trị mụn hay pha nước tía tô để tắm cũng giúp chị mụn và làm săn chắc da.

4. Giảm chứng phù nề

Trong thời gian mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ hầu hết bà bầu thường sưng phù chân. Để giảm tình trạng này các bà bầu nên lấy lá tía tô về rửa sạch rồi cho vào nước sôi nấu khoảng 5-10 phút, sau đó cho thêm muối hạt vào làm nước ngâm chân cho đến khi nước nguội. Ngày ngâm chân 02 lần, buổi sáng và tối trước khi đi ngủ sẽ giúp mẹ bầu loại bỏ độc tố, thư giãn, hạn chế tình trạng sưng phù chân, ngủ sâu giấc và thoải mái hơn.

Bà Bầu Ăn Lá Tía Tô Được Không ?

5. Chuyển dạ nhanh hơn

Gần đến ngày sinh, để cơn đau đẻ nhanh chóng và việc sinh đẻ được diễn ra dễ dàng. Bà bầu nên vò nát nắm to lá tía tô tươi sắc với 02 lít nước lấy 01 lít cho cho mẹ bầu uống liên tục trong 3-4 ngày, nên uống khi nước còn ấm để phát huy hiệu quả tốt hơn. Khi có dấu hiệu chuyển dạ mà uống nước lá tía tô bạn sẽ nhanh chóng “Mở cửa mình” để sinh em bé trong thời gian ngắn nhất và trong quá trình sinh cũng rất dễ dàng.

Bà bầu ăn nhiều lá tía tô có sao không ?

Tía tô tuy rất tốt đối với các bà bầu nhưng các mẹ cần phải lưu ý ăn như thế nào cho tốt, ăn vào thời điểm nào, ăn bao lâu ? Và những ai ăn thì sẽ tốt và không phải ai ăn, uống lá tía tốt cũng đều có tác dụng, có thể phù hợp với người này nhưng lại không phù hợp với người kia.

Chính vì vậy các mẹ bầu cần lưu ý trong thai kỳ không được dùng lá tía tô một cách bừa bãi, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Khi mang thai cơ thể người mẹ rất nóng, nếu dùng nhiều lá tía tô có thể dẫn đến tăng huyết áp gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé.