Bà Bầu Có Được Vặn Mình Không ?

Vặn mình, xoay người, hoạt động thể chất là việc làm hoàn toàn bình thường đối với chị em phụ nữ. Tuy nhiên, khi mang thai, một số động tác lại khiến chị em lo lắng nếu chẳng may thực hiện. Vậy việc vặn mình có làm ảnh hưởng đến thai nhi không, cùng tìm hiểu bài viết sau.

More...

Bà Bầu Có Được Vặn Mình Không ?

Bà bầu vặn mình có sao không?

Trong suốt quá trình mang thai, bà bầu không tránh khỏi việc bị nhức mỏi toàn thân, đau mỏi vai, lưng, gáy. Nhiều trường hợp cảm thấy yếu ớt, không đủ sức để làm bất cứ việc gì. 

Hành động vặn mình giúp bà bầu phần nào bớt đi những triệu chứng mệt mỏi trên. Các bác sỹ sản khoa chỉ ra việc vặn mình gần như không ảnh hưởng đến bà bầu nếu chỉ thực hiện ít lần và không gây ra các triệu chứng khác như sai khớp, trật khớp, giãn dây chằng, đứt dây chằng.  

Khi phôi bắt đầu làm tổ trong tử cung cho đến khi được túi ối bao bọc, thì tử cung và màng ối là bộ phận quan trọng để tránh những sang chấn từ bên ngoài. Những yếu tố tác động quá mạnh hoặc nội tiết kém là nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng bám dính cũng như phát triển của phôi thai. 

Vì vậy, nếu có lỡ vặn mình, bà bầu cũng không cần quá lo lắng đến mất ăn, mất ngủ hoặc phải đi khám ngay. Bà bầu nên cẩn thận hơn cũng như thực hiện các động tác an toàn thông qua các bài tập dành riêng cho bà bầu. 

Bà Bầu Có Được Vặn Mình Không ?

Bà bầu vặn mình sai cách có nguy hiểm không?

Nếu bà bầu vặn mình không cẩn thận, làm quá mạnh có thể dẫn đến giãn dây chằng thắt lưng, trường hợp nặng có thể dẫn tới đứt dây chằng thắt lưng. 

Khi mang thai, nhiều chị em phụ nữ cũng bị giãn dây chằng thắt lưng do trọng lượng của em bé ngày càng tăng, đòi hỏi các cơ, dây chằng phải giãn để nâng đỡ. 

Nếu bị giãn dây chằng, bà bầu sẽ thấy đau lưng, đau các dây chằng phía lưng, nhất là việc cúi, gập người gần như không thể thực hiện được. Các cơn đau đôi khi âm ỉ, hoặc đau dữ dội. 

Để điều trị bệnh giãn dây chằng thắt lưng, bà bầu cần tiến hành chườm lạnh ngay khi thực hiện động tác sai, sau đó tiến hành xoa bóp dọc hai bên cột sống hàng ngày. Nghỉ ngơi và ổn định cột sống cho đến khi bớt đau. 

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bà bầu cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sỹ chuyên khoa thần kinh, khoa sản, có sự phối kết hợp giữa điều trị bằng thuốc tây và các phương pháp xoa bóp giúp bà bầu nhanh khỏi bệnh, tránh để lâu sẽ khiến bệnh ngày càng trầm trọng. 

Bà Bầu Có Được Vặn Mình Không ?

Để có một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai và một thai kỳ an toàn, bà bầu nên thực hiện một số việc sau:

  • Tăng cường luyện tập thể thao

Hàng ngày, bà bầu nên dành khoảng 30 phút để thực hành các bài tập hữu ích nhằm giúp tăng sức đàn hồi của các cơ. Một số bài tập yoga, đi bộ, bơi lội đều là những hoạt động được bác sỹ khuyến khích thực hiện. 

Trong trường hợp sức khỏe của bà bầu và thai nhi ổn định, bình thường thì việc nằm hoặc ngồi quá nhiều sẽ không tốt. Để giúp cải thiện sức khỏe, chị em có thai nên thực hành các động tác nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng của mình. 

Khi mẹ bầu lười vận động, nằm quá nhiều sẽ khiến quá trình trao đổi chất ở thai nhi giảm đi từ đó hạn chế sự phát triển của em bé khiến bé bị còi cọc. Thiếu hoạt động trao đổi chất với môi trường bên ngoài không những tác động tiêu cực đến người mẹ mà còn là nguyên nhân khiến em bé sinh ra có tâm sinh lý không bình thường, nhiều trẻ bị tự kỷ, tăng động hoặc trầm cảm. 

Việc bà bầu tăng cường luyện tập thể thao không có nghĩa là tập quá nhiều, tập các bài tập nặng. Việc bà bầu tập quá sức hoặc thực hiện các hoạt động nguy hiểm như leo núi, mang vác nặng, lướt sóng, chạy maraton sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

Bà Bầu Có Được Vặn Mình Không ?
  • Hàng ngày cần đảm bảo dinh dưỡng qua chế độ ăn, uống hoặc sử dụng các loại thuốc bổ theo chỉ định của bác sỹ. Nhiều loại sữa bột, sữa nước tiện lợi để bà bầu dùng thêm mỗi ngày là cách để mẹ có một sức khỏe tuyệt vời.
  • Các loài vật chứa nhiều ký sinh trùng hoặc có khả năng gây dị ứng cao, các loại thuốc nhuộm tóc chứa hóa chất độc hại, mẹ bầu cũng không nên tiếp xúc để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Nên cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, đảm bảo không bị căng thẳng, áp lực trong công việc.
  • Cần chú ý tư thế ngủ để không gây ảnh hưởng lên thai nhi, nên nằm nghiêng trái nhiều hơn, đây là tư thế an toàn nhất đối với em bé.
  • Vì cơ thể tăng cân tương đối lớn nên bà bầu cũng cần chú ý trong việc di chuyển, không mang vác, chở đồ cồng kềnh, không được trèo cao, với lấy đồ không nhìn thấy.
  • Mẹ bầu cũng nên chú ý đến việc xoa đầu ti, nghịch rốn hay quan hệ tình dục. Việc làm này đôi khi có tác động đến tử cung, gây co thắt dẫn tới sinh non, sảy thai.
Bà Bầu Có Được Vặn Mình Không ?

Tùy vào thể trạng cũng như tình hình sức khỏe của mình, bà bầu nên thực hiện một số hoạt động thể chất để mang lại sự an toàn cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ.