Bà Bầu Có Nên Ngâm Chân Nước Muối Không ?

Trong thời kỳ mang thai, hiện tượng sưng, phù nề chân khá phổ biến với bà bầu. Ngâm chân với tinh dầu, thảo mộc để làm giảm những triệu chứng khó chịu này đã được nhiều người tin dùng. Những tác dụng khi bà bầu ngâm chân nước muối là gì, cùng tìm hiểu thông tin sau.

More...

Bà Bầu Có Nên Ngâm Chân Nước Muối Không ?

Nguyên nhân bà bầu bị phù chân ?

Các mẹ bầu đều biết rằng để vừa đáp ứng nhu cầu nuôi bản thân, vừa để nuôi cả thai nhi lượng máu trong cơ thể cần phải tăng lên gấp rưỡi. Đây là lý do khiến cơ thể bà bầu có vẻ ngoài nhìn phù nề hơn so với bình thường. 

Chưa kể đến nhiều mẹ bầu tăng cân mất kiểm soát, trọng lượng có thể tăng thêm 10 đến 20kg trong thai kỳ. Khi bà bầu đứng một tư thế thời gian dài, phải di chuyển nhiều cũng khiến cho hai chân của bà bầu chịu áp lực của cả cơ thể từ đó dễ phù hơn.

Bà bầu ngâm chân nước muối có tốt không ?

Bên cạnh ngâm chân với các loại tinh dầu hay thảo mộc thiên nhiên, muối được xem là một cách vừa rẻ vừa tiện trong việc giúp bà bầu ngâm chân.

Nước muối pha cùng nước ấm để rửa chân, ngâm chân hàng ngày sẽ mang lại những tác dụng tuyệt vời sau:

Bà Bầu Có Nên Ngâm Chân Nước Muối Không ?

- Tạo ra một giấc ngủ ngon

Hiện tượng mất ngủ, thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc khiến bà bầu luôn mệt mỏi và lơ mơ cả ngày. Bằng cách ngâm chân với nước muối ấm sẽ giúp bà bầu giải quyết tình trạng này.

Bà bầu không nên uống các chất kích thích tinh thần tỉnh táo như trà, café. Nên đi dạo khoảng 15 đến 30 phút, uống một ly sữa ấm, ngủ ở phòng yên tĩnh, tránh ánh sáng là cách để giúp giấc ngủ của các mẹ bầu được ngon hơn. 

- Chữa đau lưng, giảm phù chân

Lượng canxi cho bà bầu và thai nhi được cung cấp hàng ngày qua ăn, uống đôi khi không đủ so với nhu cầu cần thiết, khả năng bị thiếu hụt canxi rất lớn, gây tổn thương đến hệ xương, khớp của bà bầu. 

Hỗn hợp muối biển, gừng tươi giã nát và nước ấm là một bài thuốc quý trong việc điều trị chứng đau lưng, mỏi gối, phù chân ở bà bầu vào những tháng cuối của thai kỳ. 

Bà Bầu Có Nên Ngâm Chân Nước Muối Không ?

- Lưu thông máu

Lượng máu trong cơ thể tăng cao, trọng lượng cũng ngày càng lớn dần đã gây không ít phiền toái cho đôi chân của bà bầu. Máu bị tụ dưới bàn chân khi đứng lâu, đi lại nhiều khiến chị em có thai cảm thấy nặng nề, mỏi và bước đi chậm chạp hơn. 

Để giải quyết tình trạng trên, bà bầu có thể dùng muối biển, lá ngải cứu đun nước ấm để ngâm chân giúp máu lưu thông dễ dàng, từ đó giúp máu đến các bộ phận trong cơ thể mẹ bầu và đến thai nhi tốt hơn. 

- Tăng cường sức đề kháng

Theo đông y, bàn chân là một hệ thống các huyệt đạo tương ứng với toàn bộ những cơ quan của con người. Khi tiến hành xoa bóp, ngâm chân, bà bầu sẽ giải tỏa các kích thích tiêu cực của hệ thần kinh lên tuyến nội tiết, loại bỏ các oxy tự do gây ung thư, đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài. 

Ngâm chân nước muối còn là cách giúp bà bầu được thư giãn, giảm căng thẳng và có thêm thời gian nghỉ ngơi. 

- Tăng cường điện giải

Việc thiếu hụt các chất điện giải là nguyên nhân khiến mẹ bầu luôn cảm thấy mỏi mệt. Bằng cách ngâm chân nước muối, các chất điện giải sẽ được thẩm thấu qua da, lòng bàn chân giúp bà bầu cải thiện sức khỏe rõ rệt. 

Bà Bầu Có Nên Ngâm Chân Nước Muối Không ?

Bà bầu ngâm chân nước muối cần lưu ý gì ?

  • Cơ thể bà bầu khi mang thai rất nhạy cảm, việc thử độ nóng của nước trước khi ngâm chân là cần thiết. Tốt nhất nên để khoảng 40oC, trong quá trình ngâm lâu có thể cho thêm nước nóng đến nhiệt độ trên. Tuyệt đối không để nước quá nóng dễ gây bỏng hoặc da bị mẩn đỏ, dị ứng.
  • Cân đối thời gian ngâm chân: Việc ngồi quá lâu sẽ khiến máu dồn xuống chân nhiều. Thời gian hợp lý không quá 30 phút để đạt được hiệu quả như mong muốn.
  • Không ngâm chân khi vừa ăn xong: Dạ dày cần nhiều máu hơn sau khi ăn để thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, vì vậy mẹ bầu không nên ngâm chân ngay lúc này, nên ngâm sau khi ăn khoảng 30 phút đến 1 giờ.
  • Khi xem phim, nghe nhạc hoặc đọc sách, báo bà bầu có thể tận dụng thời gian để ngâm chân với nước muối.
  • Vì tác dụng của việc ngâm chân nước muối không phải một sớm một chiều là có kết quả ngay, chị em khi mang thai nên nhẫn nại, kiên trì, thực hiện hàng ngày.
Bà Bầu Có Nên Ngâm Chân Nước Muối Không ?

Cách giúp bà bầu không bị phù chân

  • Tập luyện cho bàn chân: Thực hiện co và duỗi bàn chân lên, xuống khoảng 20 lần, xoay tròn bàn chân theo chiều kim đồng hồ 10 vòng, xoay ngược lại 10 vòng; làm tương tự với chân còn lại.
  • Hạn chế đứng quá lâu, nếu có thể hãy ngồi và gác chân lên cao.
  • Lựa chọn đôi giày phù hợp với bàn chân, để tạo sự thoải mái, lưu thông máu tốt hơn.
  • Uống đủ nước để tăng cường sự bài tiết ở thận, giảm tích nước trong cơ thể.