Bà Bầu Khóc Nhiều Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi ?

Tâm lý của mẹ bầu trong thai kỳ rất quan trọng, đôi khi ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì vậy bà bầu khóc nhiều không tốt cho sự phát triển của thai nhi và gia tăng căng thẳng đối với bà bầu. 

More...

Bà Bầu Khóc Nhiều Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi ?

1. Bà bầu hay khóc, vì sao ?

  • Do lượng nội tiết tố trong cơ thể người mẹ tăng cao, điều này khiến mẹ bầu nhạy cảm hơn, hay suy nghĩ và nghĩ ngợi nhiều, sẽ khiến tâm trạng dễ bị biến đổi thất thường, nhất là dễ khóc hơn.
  • Mặc cảm với bản thân: Dù biết thiên chức làm mẹ là vô cùng tuyệt vời, nhưng với những thay đổi quá lớn về làn da, cân nặng hay vóc dáng cơ thể cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ khóc khi mang bầu.
  • Nhiều cảm xúc tiêu cực: Cảm giác tủi thân, buồn phiền, lo lắng… là nhiều cảm xúc mà mẹ bầu có thể trải qua trong suốt 9 tháng mang thai, dễ khiến bà bầu trở lên nhạy cảm, dễ khóc.
  • Con thiếu cân, nước ối không trong, các bệnh lý liên quan đến em bé và quá trình mang thai cũng dễ khiến mẹ bầu suy nghĩ về bản thân và em bé, điều đó khiến mẹ lo lắng, bất an và hay khóc vì cảm thấy bất lực trước sức khỏe của em bé trong bụng.

2. Những tác hại của việc bà bầu hay khóc

Với một người bình thường, nếu hay khóc, mắt sẽ bị thâm quầng, thường xuyên mệt mỏi, da xấu, tâm trạng căng thẳng, ít nói chuyện nhưng với bà bầu không chỉ gồm những tác hại này mà còn là nguyên nhân gây nhiều bệnh ở thai nhi. 

Bà Bầu Khóc Nhiều Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi ?
  • Thai nhi kém phát triển, sinh ra dễ bị nhẹ cân, còi cọc, suy dinh dưỡng: Khi bà bầu khóc nhiều, lượng oxy đến thai nhi sẽ chậm và ít hơn. Khi bà bầu chán ăn, bỏ bữa, ăn uống không đủ chất, lười vận động khiến quá trình trao đổi chất của mẹ kém đi, không đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng cho thai nhi, sẽ khiến thai nhi bị chậm phát triển, không có một hệ xương khỏe mạnh.
  • Hệ thần kinh của bé nhạy cảm: Mọi hoạt động, cử chỉ của mẹ sẽ trực tiếp ảnh hưởng lên thai nhi. Việc dễ khóc, hay nổi cáu, không tiếp xúc hay nói chuyện với mọi người không chỉ khiến mẹ bị tổn thương mà còn khiến em bé dễ bị trầm cảm sau khi được sinh ra.
  • Bé sinh ra khó nuôi hơn: Một em bé được sinh ra bởi bà mẹ hay khóc cũng dễ khóc hơn các bé khác, bé sẽ có tính nhút nhát, hay buồn, hay thu mình, tách mình khỏi đám đông và nổi cáu khi bị ai nhắc nhở.
  • Trẻ biết nói muộn: Các bà bầu thường không hiểu vì sao con mình chậm nói hơn các bạn khác, đôi khi một lý do mà nhiều người không để ý, đó là trong quá trình mang thai, nếu mẹ khóc nhiều, thì trẻ sinh ra sẽ dễ bị trầm cảm, dễ khóc và hạn chế giao tiếp, ít nói, biết nói chậm hơn những đứa trẻ khác.
  • Trẻ dễ bị tự kỷ hoặc tăng động: Vì khi nằm trong bụng mẹ thường xuyên khóc, khiến bé cũng có cảm giác bị cô lập, dễ phản ứng thái quá với hành động và lời nói của mọi người xung quanh.
  • Ảnh hưởng đến giới tính của trẻ: Dù là bé trai hay gái thì việc bà bầu khóc nhiều sẽ vô tình làm rối loạn hocrmone giới tính ở trẻ, khiến các em bé sinh ra bị ảnh hưởng nhiều.
Bà Bầu Khóc Nhiều Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi ?

3. Làm gì khi bà bầu khóc nhiều

Chúng ta biết rằng, quá trình mang thai không chỉ là giai đoạn khiến bà bầu thay đổi về hình thức mà còn thay đổi về tâm sinh lý bên trong, việc dễ khóc khi mang thai đôi khi là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, để không bị khóc quá nhiều dẫn đến những hành động nguy hiểm hay gây ảnh hưởng đến thai nhi, bà bầu và người thân trong gia đình cần cùng nhau thực hiện một số việc sau:

  • Nên tâm sự, nói chuyện cùng nhau: Nếu mỗi lần khóc, bà bầu cảm thấy cô đơn, tủi thân, lạc lõng thì người thân trong nhà nên đến nói chuyện, động viên, tâm sự và nói về chủ đề nào đó hào hứng để tâm trạng của bà bầu phấn khởi hơn.
  • Nên đi dạo: Thai nhi càng lớn, nhiều bà bầu có tâm lý ngại đi lại, ngại vận động, tuy nhiên việc chăm chỉ luyện tập nhẹ nhàng, phù hợp như đi bộ, đi bơi, tập yoga rất tốt cho những bà bầu dễ khóc.
  • Tăng cường giao lưu với bạn bè: Dù mang thai, nhưng thói quen đi uống nước, đi nghe nhạc, tham gia các hoạt động tập thể cũng rất tốt mà bà bầu không nên bỏ qua.
  • Thích nghi với việc có em bé: Nhiều bà bầu còn trẻ, hay quá bận rộn với công việc nên khi có một em bé sẽ khiến tâm lý bị xáo trộn, bà bầu nên tập cho mình quen dần với việc đang có một em bé đang lớn trong bụng bằng cách kể chuyện, cùng nghe nhạc với em bé sẽ giúp mẹ và bé có những gắn kết mật thiết hơn.
  • Bổ sung đủ chất: Với những thực đơn hợp lý, khoa học, sáng tạo sẽ giúp bà bầu không chỉ ăn uống đủ chất mà còn khiến tâm trạng tốt hơn rất nhiều, nhất là những bà bầu có sở thích nấu ăn, đây là cơ hội để bà bầu được trổ tài sáng tạo của mình.
Bà Bầu Khóc Nhiều Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi ?

Dù bằng cách nào, thì bà bầu cũng nên khiến cho những tháng ngày mang thai trở nên thật hạnh phúc, vui vẻ và nhiều trải nghiệm. Đừng để đó là thời gian buồn phiền, lo âu hay tràn ngập nước mắt !