Bà Bầu Bị Ra Huyết Có Sao Không ?

Ra huyết trong thời kỳ mang thai đối với bà bầu thường khiến nhiều bà bầu lo lắng và bất an. Để tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết, bà bầu cần được khám và theo dõi tại các cơ sở y tế. 

More...

Bà Bầu Bị Ra Huyết Có Sao Không ?

Vì sao bà bầu lại bị ra huyết ?

Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị ra huyết trong quá trình mang thai, một số phụ nữ bị ra một chút máu khi phôi làm tổ trong tuần đầu tiên, do quan hệ tình dục hoặc do trầy xước do đi khám phụ khoa. Việc ra máu này sẽ tự hết, vì vậy bà bầu không cần đi khám ngay. 

1. Bà bầu bị ra máu khi mang thai 3 tháng đầu:

Việc ra máu nhiều trong ngày hoặc rải rác nhiều ngày cũng là điều bà bầu cần lưu ý vì có thể bào bầu bị chửa ngoài dạ con hoặc hỏng thai.

Bà bầu bị hỏng thai sẽ bị ra máu, đau bụng âm ỉ, làm xét nghiệm sẽ thấy các chỉ số về thai nhi giảm sút rõ rệt, nếu không có biện pháp xử lý sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu. 

Đối với trường hợp chửa ngoài dạ con, một số bà bầu bị chậm hoặc không có kinh, trứng được thụ tinh ngoài dạ con, thường ở ống dẫn trứng, khi thai phát triển sẽ khiến ống dẫn trứng bị vỡ, nếu không được xử lý kịp thời, phụ nữ có thể bị mất máu, băng huyết và tử vong. Tất cả các trường hợp chửa ngoài dạ con đều phải xử lý mà không thể giữ thai lại. 

2. Bà bầu bị ra máu ở các tháng giữa và cuối thai kỳ

Các triệu chứng của việc chảy máu vào thời kỳ này là dấu hiệu cho thấy bà bầu có vấn đề về nhau thai hoặc chuẩn bị sinh.

Nhau thai là sợi dây quyết định đến sự tồn tại và phát triển của thai nhi, đây là con đường mà mẹ chuyển dưỡng chất đến nuôi dưỡng, hình thành các tế bào của thai nhi. 

Nếu nhau thai quá thấp, sát cổ tử cung hoặc kín cổ tử cung: Với những trường hợp này, bác sỹ sẽ siêu âm và theo dõi chặt chẽ, vì việc giãn cổ tử cung có thể khiến bà bầu bị chảy máu hoặc băng huyết, việc sinh thường sẽ nguy hiểm với em bé. Trong những ca như thế này, bác sỹ sẽ chỉ định sinh mổ để đảm bảo tính mạng cho bà bầu và thai nhi.

Bà Bầu Bị Ra Huyết Có Sao Không ?

Nhiều bà bầu bị tình trạng nhau thai bám sâu vào tử cung giống như răng lược cài tóc, việc chuyển dạ sẽ khiến bà bầu bị chảy máu, rất khó để bóc tách bánh nhau ra khỏi thành tử cung. Với những trường hợp nặng, nhau bám sâu, bác sỹ sẽ đề nghị sinh mổ và phẫu thuật cắt bỏ tử cung để tránh băng huyết, mất máu quá nhiều. Việc theo dõi cũng như xử lý các trường hợp nhau cài răng lược rất phức tạp, vì vậy bà bầu cần tuân thủ lịch khám thai, cũng như phát hiện sớm.

Nếu nhau thai bị đứt cũng là nguyên nhân khiến bà bầu bị ra máu, tuy nhiên, hậu quả rất nghiêm trọng là em bé bị chết do không nhận đủ oxy. Để phát hiện thì bác sỹ sẽ siêu âm để tìm ra nguyên nhân của việc ra máu, khi nhau thai bị đứt, bà bầu sẽ được chỉ định sinh thường hoặc sinh mổ để bảo toàn tính mạng của thai nhi. 

Ra máu đôi khi còn là sự báo hiệu của cuộc vượt cạn, một số bà bầu sinh con khi chưa đủ ngày hay còn gọi là sinh non, việc chuyển dạ sớm khiến bà bầu chưa có kế hoạch chuẩn bị, thường bị động. Vì vậy, ngay khi bị ra máu, đau bụng từng cơn, cơn sau dồn dập hơn cơn trước, bà bầu hãy nghĩ đến việc có thể em bé muốn ra sớm, mẹ cần đến bệnh viện để làm các thủ tục cần thiết. 

Bà Bầu Bị Ra Huyết Có Sao Không ?

Những điều bà bầu nên làm khi bị ra máu

  • Dù vì nguyên nhân gì, thì bà bầu cũng không nên chủ quan, vì sức khỏe của mình và của em bé. Bà bầu nên theo dõi và ghi chép lại như việc ra máu bao lâu, máu màu gì, ra liên tục hay cách ngày, các biểu hiện kèm theo để có thể kể cho bác sỹ nghe, từ đó giúp bác sỹ chuẩn đoán bệnh tốt hơn.
  • Với những trường hợp chưa cần nhập viện để xử lý, bà bầu sẽ được bác sỹ khuyên nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động, không mang vác nặng, không ngồi xổm, không kiễng chân, không leo cầu thang. Nên ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng thuốc theo đơn và tiếp tục theo dõi bản thân.

Bà bầu bị ra máu nên ăn một số thực phẩm sau:

  • Nên ăn một số loại cháo rất tốt cho việc an thai, tạo máu và bổ sung sắt như cháo cá chép, cháo đậu đỏ, cháo bí ngô.
  • Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây: Vì bị ra máu vừa ảnh hưởng đến sức khỏe vừa ảnh hưởng đến tâm lý của bà bầu, vì vậy ăn những thực phẩm này sẽ tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và giảm căn thẳng.
  • Ăn thực phẩm giàu đạm, giàu sắt như thịt bò, trứng gà.
Bà Bầu Bị Ra Huyết Có Sao Không ?

Bên cạnh việc chăm sóc cho bản thân thật tốt, bà bầu cũng cần thực hiện chế độ khám thai và làm các xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ. Để hạn chế việc bị ra máu và các biến chứng, do xử lý không kịp thời ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.