Cẩm Nang Cho Phụ Nữ Mang Thai

Mang thai là một quá trình lâu dài và có những tác động lớn đến cuộc sống của bà bầu. Vậy làm thế nào để thích ứng và thoải mái nhất trong khi có bầu là điều nhiều chị em quan tâm. Cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết cẩm nang cho phụ nữ mang thai dưới đây nhé.

More...

Cẩm Nang Cho Phụ Nữ Mang Thai

Những triệu chứng khi có thai

- Nghén

Có tới hơn 50% phụ nữ khi mang thai bị ốm nghén, đây là tình trạng mẹ bầu bị nôn hoặc có cảm giác ghê cổ, buồn nôn. Nhiều người nghén mùi thức ăn, mùi nước hoa nhưng có người lại nghén mùi mồ hôi hay mùi sơn... 

Mỗi chị em khi có thai lại bị nghén một kiểu khác nhau. Để cải thiện tình trạng này, chị em nên chuẩn bị cho mình một loại hạt, loại quả có mùi thơm dễ chịu mà mình thích ngửi nhất khi có bầu, để thay thế cho việc chẳng may ngửi phải những mùi khó chịu trên.

Về ăn uống nên chia nhỏ bữa ăn, tránh những món ăn gây nghén nhiều. Có thể ăn nhẹ giữa buổi để không bị dư thừa axit trong dạ dày gây nôn khan. Tình trạng nghén sẽ giảm dần ở những tháng giữa và cuối thai kỳ.

Bà Bầu Bị Chuột Rút Là Thiếu Chất Gì ?

- Chuột rút, co cơ, phù chân

Có khá nhiều bà bầu bị chuột rút. Đây là hiện tượng bình thường khi có thai, để cải thiện thì việc cần làm đó là vận động các cơ bắp chân, bắp tay, khi ngồi có ghế cao kê chân 

Buổi tối, nên xoa bóp và ngâm chân nước ấm để giúp làm mềm các cơ, hạn chế bị chuột rút về đêm.

Cẩm Nang Cho Phụ Nữ Mang Thai

- Táo bón, trĩ

Mang bầu sẽ tạo ra một áp lực lớn của thai nhi lên đại trực tràng, ngoài ra chế độ ăn nhiều chất cũng khiến cho chị em dễ bị táo bón. Mẹ bầu nên ăn, uống dạng chất lỏng, ăn súp, sử dụng hoa quả tươi, giàu chất xơ. 

Trường hợp bị trĩ, mẹ bầu cần được tư vấn của bác sỹ để dùng thêm thuốc hỗ trợ trong việc uống và bôi nhằm giảm những đau đớn, khó chịu khi đi vệ sinh. 

-  Thay đổi tâm trạng thất thường

Đây là một trong những triệu chứng khá phổ biến ở chị em khi mang thai, việc quá nhạy cảm với môi trường và mọi người xung quanh sẽ khiến bà bầu dễ buồn, bà bầu khóc nhiều hơn.

Bà Bầu Khóc Nhiều Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi ?

Chị em nên tăng cường giao lưu, chia sẻ và nói chuyện với mọi người. Cố gắng không tranh cãi hay để ý đến những điều gây khó chịu, ức chế cho bản thân. 

- Nhiễm nấm

Dù tình trạng bệnh chưa nặng, nhưng bị viêm nhiễm khi mang thai là triệu chứng không tốt đối với sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu nên đi khám phụ khoa, sử dụng thuốc để điều trị dứt điểm bệnh liên quan. 

- Sưng nướu răng, chảy máu chân răng

Do tác động của hormone trong quá trình mang thai khiến cho các mẹ bầu dễ chảy máu khi đánh răng. Chị em nhớ đi khám nha khoa, sử dụng thêm nước súc miệng, chỉ nha khoa trong thai kỳ. 

Cẩm Nang Cho Phụ Nữ Mang Thai

- Mọc mụn, da sạm đen

Dù không phải chị em nào khi có thai đều xấu đi, tuy nhiên hiện tượng nổi mụn hoặc da vùng bụng, nách, cổ bị sạm đen có thể xuất hiện trong suốt thai kỳ khiến chị em tự ti với ngoại hình của mình. 

Triệu chứng này sẽ giảm dần sau sinh nên chị em không quá lo lắng, chị em có thể sử dụng các sản phẩm để bôi rạn da hoặc cải thiện sắc tố da sau sinh. 

Dinh dưỡng dành cho bà bầu

Chế độ dinh dưỡng của chị em khi mang thai rất quan trọng. Vì vậy, trong suốt 9 tháng có bầu chị em cần lưu ý một số vấn đề sau:

Cẩm Nang Cho Phụ Nữ Mang Thai
  • Bổ sung vitamin E có tác dụng tuyệt vời trong việc hạn chế bệnh hen suyễn, dị ứng ở thai nhi, đây là chất mẹ nên ưu tiên để bổ sung vào thực đơn của mình. 
  • Tăng cường vitamin D, canxi: Nhằm giúp mẹ không bị đau lưng, chuột rút và ê buốt răng, giúp em bé sớm hoàn thiện hệ xương, răng, mẹ cần bổ sung đủ lượng canxi và vitamin D theo từng tháng của thai kỳ. Ăn cá, tắm nắng, uống thuốc bổ là cách làm giúp mẹ kiểm soát được lượng cung cấp hàng ngày và mang lại hiệu quả cao nhất. 
  • Bổ sung axit folic, uống sắt từ 3 tháng trước khi có thai cho đến sau sinh là điều mẹ cần phải quan tâm, nhằm hạn chế tình trạng thiếu máu, mệt mỏi và giảm nguy cơ bị dị tật ở thai nhi. 
  • Tăng cường chất xơ có vai trò kích thích hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón và loại bỏ những độc tố trong ruột già, tránh nguy cơ nhiễm độc cơ thể mẹ bầu. 
  • Uống sữa bầu và thuốc bổ luôn được bác sỹ tư vấn cho các mẹ bầu để bù đắp những chất còn thiếu trong khi thực hiện xét nghiệm công thức máu và đảm bảo cho sự phát triển đầy đủ của em bé.
  • Tuyệt đối không uống đồ uống có cồn, các thực phẩm chứa chất kích thích để mẹ có một sức khỏe tốt nhất, em bé được an toàn trong môi trường nước ối và nuôi dưỡng qua nhau thai. 
Cẩm Nang Cho Phụ Nữ Mang Thai

Bà bầu cần lưu ý những gì ?

  • Vận động nhẹ nhàng như tập thể dục, đi bộ, tắm nắng để tăng cường hấp thụ vitamin D, magie giúp bé phát triển tốt
  • Nằm nghiêng bên trái trong khi ngủ sẽ tạo điều kiện về không gian cho em bé, tăng cường lưu lượng máu đến em bé.
  • Sử dụng trang phục phù hợp: Vì cơ thể bắt đầu tăng cân, mẹ bầu sẽ cảm giác nặng nề, không thoải mái trong những bộ đồ bó sát, không co giãn. Thay vào đó mẹ bầu nên lựa chọn đồ thấm mồ hôi, rộng rãi, có độ dài vừa phải. Không nên đi giày cao gót, những loại giày có nhiều dây buộc.
  • Vệ sinh cá nhân là điều vô cùng quan trọng như đánh răng vào sáng và tối, thay đồ lót khi thấy ra dịch âm đạo hoặc bị són tiểu. 
  • Duy trì khám thai định kỳ: Trong một số trường hợp cần khám thai với tần suất nhiều hơn, mẹ cần lưu ý và ghi nhớ để không bỏ qua những mốc quan trọng của thai kỳ. 
Cẩm Nang Cho Phụ Nữ Mang Thai

Ngoài những thông tin trên, sợi dây tình cảm giữa người mẹ và thai nhi sẽ giúp cho mẹ nhận biết được những gì đang xảy ra với em bé. Mẹ cần quan sát, nói chuyện nhiều với thai nhi, chú ý đến sự vận động của em bé và những biến đổi trong từng giai đoạn của thai kỳ.

Hy vọng thông qua bài viết cẩm nang cho phụ nữ mang thai này sẽ giúp chị em có thêm những kiến thức cơ bản về thai ky, về dinh dưỡng cũng như sức khỏe mẹ và bé.

Để từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất cho một cuộc chuyển dạ thành công, các mẹ nhé !