Bà Bầu Ăn Mực Được Không ?

Mực là một trong nhiều loại hải sản được bà bầu ưa thích với nhiều sự chế biến lạ mắt, ngon miệng, nhưng nó có thật sự an toàn hay không, chị em khi mang thai ăn bao nhiều là đủ, chúng ta cùng tham khảo một số thông tin sau:

More...

Phụ nữ mang thai ăn mực được không ?

Bà Bầu Ăn Mực Được Không ?

Những tác dụng của mực đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai:

1. Bổ sung đồng

Bên cạnh việc cung cấp các vitamin, canxi, kali, ...Giống như các nhóm thực phẩm khác, mực cung cấp lượng lớn đồng giúp cho việc tạo hồng cầu trong máu của bà bầu tốt hơn. 

Hồng cầu giúp cho việc vận chuyển, đưa oxy đi khắp cơ thể, thông qua nhau thai để nuôi dưỡng thai nhi. 

Chúng ta biết rằng, cơ thể nhận oxy và thải khí cacbonic, vai trò của hồng cầu trên chu trình đến mọi tế bào đó chính là nhận các khí cacbonic đem về trả phổi. Hồng cầu có vòng đời khoảng 4 tháng, tức khoảng 120 ngày để hoàn thành nhiệm vụ, sau đó hồng cầu sẽ bị tiêu hủy và những hồng cầu mới được tái tạo.

Khi cơ thể thiếu hồng cầu, bà bầu sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu oxy, thiếu các sắc tố màu đỏ khiến da xanh xao, nhợt nhạt, thai nhi sẽ chậm phát triển. Trong một lạng mực thì có tới 90% là đồng, điều này giúp bà bầu yên tâm trong việc bổ sung đồng thông qua thực phẩm này. 

Bà Bầu Ăn Mực Được Không ?

2. Bổ sung protein

Protein có trong nhiều thực phẩm, đối với mực, đây là nguồn khá dồi dào, giúp bà bầu thay đổi hình thức bên ngoài về màu da, ba vòng cơ thể. 

Việc giãn nở các cơ ở thành bụng, các cơ ở bắp chân, mông khiến cho cơ thể bà bầu chưa kịp thích nghi nên dễ xảy ra tình trạng rạn da, ăn mực sẽ phần nào giúp bà bầu giải quyết vấn đề này.

3. Cung cấp vitamin B2 

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự tuyệt vời của loại vitamin này với việc điều trị bệnh. Nhất là đối với bà bầu, khi việc sử dụng kháng sinh được coi là nghiêm cấm thì bổ sung vitamin B2 được coi là một lựa chọn thông minh trong việc phòng tránh các bệnh có thể xảy ra như sốt, nhiễm trùng, đi ngoài nhiều ngày…

Bà Bầu Ăn Mực Được Không ?

4. Giúp lợi sữa

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu nhất cho trẻ nhỏ trong những năm đầu đời. Nhiều chuyên gia về nuôi con đã khuyến cáo phụ nữ nên nuôi con bằng sữa mẹ tối thiểu 6 tháng đầu đời để phòng tránh bệnh cho trẻ. Bên cạnh móng giò, đu đủ xanh, ngũ cốc, các sản phẩm kích sữa thì việc ăn mực là cách giúp bà bầu tăng tiết sữa hiệu quả. 

5. Ổn định huyết áp

Chỉ bằng cách ăn mực thường xuyên, bà bầu sẽ giải quyết được vấn đề huyết áp lên, xuống thất thường hoặc bị tăng huyết áp. Sau khi ăn mực, bà bầu nên ăn thêm chuối để phát huy hiệu quả tối đa. 

Bà Bầu Ăn Mực Được Không ?

Bà bầu ăn mực có sao không ?

Đây là câu hỏi được nhiều bà bầu quan tâm, vì thông thường, mọi người sẽ nghĩ đến thủy ngân và các kim loại nặng có trong hải sản. Tuy nhiên, thủy ngân thường có nhiều trong một số loại cá như cá kiếm, cá ngừ, còn đối với mực chỉ chứa một lượng nhỏ thủy ngân và gần như không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 

Nhưng nếu bà bầu ăn quá nhiều có thể gây đầy bụng, khó tiêu hoặc bị dị ứng. Mực là một thực phẩm rất phổ biến và có nhiều cách chế biến ngon, nên bà bầu cần lưu ý lượng ăn vào để đảm bảo phát huy được những giá trị dinh dưỡng có trong mực. 

Bà Bầu Ăn Mực Được Không ?

Những món ngon từ mực

Mực có nhiều loại như mực ống, mực tươi, mực khô, với mỗi loại lại có cách chế biến khác nhau mang lại hương vị thơm ngon.

1. Mực khô xào củ quả

Mực tươi đem ngâm nước khoảng 30 phút sau đó thái sợi, cà rốt, su hào bào thành sợi. Phi thơm hành sau đó đổ mực vào xào chín, tiếp đến cho thêm hỗn hợp củ quả và xào cùng, khi chín thêm gia vị vừa ăn là có thể dùng ngay. 

2. Mực tươi nướng: 

Mực được đem làm sạch, dùng dao khứa nhiều vòng quanh thân mực, sau đó tẩm ướp các gia vị như xì dầu, tỏi, ớt, hành khô, hành tươi, đường, nước mắm trong khoảng 20 phút, sau đó dùng que xiên dọc thân mực và đặt vào lò nướng trong 15 phút. Khi mực chín sẽ có mùi thơm đặc trưng, màu vàng đẹp mắt, có thể trình bày bằng cách dùng dao cắt từng khoanh mực và trang trí thêm rau sống, cà chua.

Bà Bầu Ăn Mực Được Không ?

3. Mực nhồi thịt hấp: 

Thịt băm, hành tươi, hành khô, mắm, hạt tiêu, hạt nêm đem trộn đều vào nhồi vào trong mực. Sau đó đem hấp cách thủy khoảng 15 phút, khi mực chín đem ra cắt thành từng khoanh và bày lên đĩa thưởng thức. 

4. Mực chua ngọt: 

Phi thơm hành, tỏi, sau đó cho thêm đường, nước mắm, hạt nêm, ớt và một chút nước cốt chanh, tiếp đó cho mực được cắt vừa ăn vào đảo cùng, khi thấy mực đã keo lại, ngấm nước sốt là có thể dùng được. 

Đây là món được chị em bầu bí ưa chuộng vì giúp giảm cảm giác nhạt miệng, tăng thêm hương vị khi ăn cùng cơm hoặc ăn vặt trong ngày. 

Mực là loại dễ làm, dễ chế biến đối với tất cả mọi người, bà bầu cũng có thể sử dụng mực để làm nguyên liệu cho nhiều món ăn giúp bổ sung dinh dưỡng và gia tăng khẩu vị của mình.