Bà Bầu Bị Cảm Lạnh Có Sao Không Và Phải Làm Như Thế Nào ?

Trong thai kỳ, nhiều bà bầu thường mắc phải một số chứng bệnh, tuy nhiên không phải bệnh nào cũng có hại đối với thai nhi. Để biết được nguyên nhân cũng như cách điều trị ra sao cần được bác sỹ khám và tư vấn cụ thể. Vậy khi bà bầu bị cảm lạnh thì có ảnh hưởng đến thai nhi không và cách xử lý như thế nào là điều nhiều người quan tâm.

More...

So sánh cảm lạnh và cảm cúm khi mang thai

Cảm lạnh là một trong những bệnh dễ mắc khi thời tiết giao mùa, biểu hiện dễ nhận thấy là hắt hơi, chảy nước mũi, ho, đau họng. Virut cảm lạnh gần như không lây truyền từ người này sang người khác và không ảnh hưởng đến thai nhi.

Vì vậy các bà bầu không cần quá lo lắng mà nên tích cực ăn uống đủ chất, bổ sung dinh dưỡng nhiều hơn, vì khi bị cảm lạnh, cơ thể bà bầu sẽ có đôi chút mệt mỏi cộng với việc đau họng, ho có đờm sẽ khiến việc ăn uống gặp một chút khó khăn. 

Bà Bầu Bị Cảm Lạnh Có Sao Không

Các bà bầu cần phân biệt được sự khác nhau giữa cảm lạnhcảm cúm để tránh những lo lắng không cần thiết. Dấu hiệu giống nhau là đều bị chảy nước mũi, bị viêm họng, đau rát cổ họng, ho có đờm, người mệt mỏi.

Nhưng cảm lạnh thì đa số bà bầu sẽ không bị sốt,  hoặc chỉ sốt nhẹ, còn cảm cúm sẽ sốt cao, trung bình từ 39 độ C trở lên. Nếu bị chuẩn đoán là cảm cúm, các bà bầu cần phải tiến hành một số xét nghiệm cần thiết để phát hiện những dị tật ở thai nhi một cách sớm nhất. 

Bà bầu bị cảm lạnh nên làm gì ?

1. Có tâm lý thoải mái: 

Một điều tối kỵ khi mang thai đó là sự lo lắng, chán nản và buồn phiền, tâm trạng không tốt không những ảnh hưởng đến bản thân bà bầu mà còn làm cho em bé trong bụng có những tác động tiêu cực. Vì vậy, khi bà bầu bị cảm lạnh cần hiểu rằng bệnh này không quá nghiêm trọng, không quá lo lắng một cách thái quá mà nên giữ tâm lý ổn định, bổ sung dưỡng chất đầy đủ. 

Một số trường hợp bị cảm nặng, sẽ mất khoảng 2 đến 3 tuần mới khỏi, việc mệt mỏi kéo dài đôi khi sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng cũng như chất lượng cuộc sống. 

2. Bà bầu bị cảm lạnh nên ăn gì ?

Vì cơ thể mệt mỏi nên bà bầu nên khoa học trong việc lựa chọn nguyên liệu chế biến cũng như thực đơn hàng ngày. Ưu tiên sử dụng sản phẩm tươi, sạch, nhiều chất dinh dưỡng.

Một số món súp hải sản, súp gà, súp cá rất tốt cho bà bầu trong giai đoạn này, bên cạnh đó, bà bầu có thể ăn thêm cháo các loại đậu vào bữa phụ, sử dụng thêm sữa chua, sinh tố, nước ép trái cây để tăng cường dưỡng chất. 

Bà Bầu Bị Cảm Lạnh Có Sao Không

Trong giai đoạn cảm lạnh, bà bầu vẫn rất cần duy trì chế độ uống nước hợp lý. Trung bình một ngày cần bổ sung 2 đến 2,5 lít nước thông qua canh, nước sinh tố, nước ép, nước lọc, cháo... Vì vậy để nhanh khỏi bệnh, bà bầu cần uống đủ nước để đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. 

Nếu thấy cơ thể quá mệt, các bà bầu có thể trao đổi với  bác sỹ để được truyền nước, tùy tình hình của bệnh mà loại dịch truyền bác sỹ sẽ chỉ định với liều lượng phù hợp!

3. Có chế độ tập luyện phù hợp:

Thể dục thể thao là một trong những loại thuốc hữu hiệu nhất phòng và chống lại bệnh cảm lạnh. Vì vậy các bà bầu nên tìm hiểu riêng cho mình những bài tập thật phù hợp như đi bộ, bơi hay yoga... 

Thông qua hoạt động thể dục thể thao sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Nếu thấy cơ thể mệt thì có thể nghỉ ngơi, tùy thuộc vào sức khỏe để bà bầu lựa chọn loại hình và phương pháp tập huyện hiệu quả nhất. Luôn tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ khi tập luyện là điều quan trọng để bà bầu tập luyện được lâu dài. 

Bà bầu bị cảm lạnh làm thế nào ?

Một số cách giúp bà bầu giảm bớt triệu chứng khó chịu khi bị cảm lạnh:


Theo kinh nghiệm dân gian để lại, việc bị cảm lạnh khi mang thai thường được ưu tiên dùng các loại thảo dược hay cây thuốc có sẵn trong tự nhiên.

Xông mũi để cải thiện tình trạng tắc mũi, nghẹt mũi, khó thở. Có nhiều cách áp dụng như: Có thể đun sôi hỗn hợp cây sả, lá bạc hà với nước sau đó chỉ cần trùm một chiếc khăn và hít hơi nước bốc lên từ hỗn hợp này.

Hoặc có thể đơn giản hơn là lấy một bát nước sôi rồi nhỏ vài giọt dầu vào sau đó tiến hành hít hơi nước bay lên khoảng 10 đến 15 phút sẽ giúp tình trạng nghẹt mũi được cải thiện rõ rệt. Buổi tối trước khi đi ngủ nên bôi vài giọt tinh dầu vào cổ áo để tăng cường hiệu quả chữa trị.

Dùng thảo dược: Để giảm triệu chứng ho và ngứa họng, bà bầu bị cảm lạnh có thể dùng thêm mật ong và một vài lát quất hấp cách thủy sau đó ăn trực tiếp hoặc mỗi ngày lên ngậm 2 thìa mật ong ngâm tỏi. 

Trong một số trường hợp, các bà bầu có thể sử dụng thêm siro ngậm ho, các loại viên ngậm họng. Mỗi ngày hai lần sáng, tối nên sử dụng nước muối nhạt để xúc họng.